I. Tạo lập và duy trì một Trang Facebook
Bạn đã có được mẫu thiết kế của mình và hiểu được nhóm đối tượng mục tiêu vậy bây giờ đã đến lục tạo lập một Trang Facebook hướng tới nhóm đối tượng này. Bạn có thể sử dụng trang cá nhân của mình để cài đặt quảng cáo, tuy nhiên khả năng lựa chọn quảng cáo và nhắm vào đối tượng mục tiêu sẽ rất giới hạn. Tốt nhất là cài đặt một trang dành riêng (hoặc chỉ sử dụng một trang fan page có tính liên quan bạn đã tạo trước đó) và quảng bá nó với những nội dung liên quan đến ngách thị trường của bạn. Cài đặt một trang Facebook mới siêu dễ; đăng nhập vào tài khoản cá nhân của bạn, click vào “Home” (Trang chủ) và sau đó click “Create Page” (Tạo trang) trong menu bên tay trái. left.
Ví dụ, nếu nhắm vào ngách thì trường là nữ giới, những ai yêu thích môn cưỡi ngựa, bạn có thể tạo một trang tập trung vào bộ môn cưỡi ngựa. Đặt tên thật liên quan cho trang như “This girl loves horseback riding” (Cô gái này yêu thích cưỡi ngựa) và quảng bá trang với những hình ảnh và nội dung tương quan mà bạn nghĩ ngách thị trường của mình sẽ thấy thú vị.
Mẹo nhỏ cho các trang Facebook:
- Khi tạo một trang, hãy chọn “brand or product” (nhãn hiệu hoặc sản phẩm) và chọn loại sản phẩm là “clothing” (quần áo).
- Chọn một tên gọi có liên quan đến ngách thị trường cho trang của bạn. Nếu bạn có kế hoạch bán cho nhiều ngách thị trường khác nhau từ một trang, hãy chọn tên gì đó thật khái quát như “custom clothing” (quần áo làm theo yêu cầu).
- Cố gắng đăng bài hàng tuần và chia sẻ nhiều thông tin đa dạng; đừng chỉ đăng những bài về các sản phẩm bạn đang bán, cố tìm những nội dung có tính tương tác và đáng chia sẻ mà nhóm đối tượng mục tiêu của bạn sẽ thấy thích thú. Bạn cũng có thể xem qua các trang tương tự khác để có thêm ý tưởng cho phần nội dung!
- Nên nhớ bạn không phải chia sẻ thật nhiều thông tin, nhưng bạn nên làm cho trang của mình có gì đó đáng xem nếu khách hàng mục tiêu vào xem hoặc “like” trang của bạn.
- Tận dụng nút call-to-action (CTA – kêu gọi hành động) trên trang Facebook và dẫn link đến campaign hoặc của hàng của bạn trên Teespring.
- Phản hồi với cộng đồng của bạn càng nhiều càng tốt; hãy nhớ rằng những người thích trả lời trên quảng cáo của bạn và mua hàng là những đối tượng thật sự! Trả lời các bình luận và câu hỏi trên bài đăng nhiều nhất có thể và tương tác với họ nếu họ nói nhiều điều mang hướng tích cực. Tham khảo mục Hỗ trợ Khách hàng trên Teespring của chúng tôi để có thêm các bí quyết và nội dung mà bạn có thể chia sẻ với những khách hàng đăng lên trang của bạn.
II. Những quảng cáo Facebook hàng đầu cho sản phẩm Teespring
Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu những dạng quảng cáo thông dụng nhất cho sản phẩm Teespring trên Facebook. Chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo và gợi ý tổng quát cho từng dạng quảng cáo, nhưng hãy nhớ có hàng tấn hướng dẫn có sẵn trên mạng và mọi người ai cũng có quan điểm riêng về hiệu quả quảng cáo. Thông thường, nhà thiết kế bắt đầu với mức $5-$10 một ngày, sau đó quyết định tăng hay giảm dựa trên số liệu sau 24-48 giờ chạy quảng cáo. Có nhiều quan điểm khác nhau về độ rộng nhóm khách hàng mục tiêu lý tưởng và loại quảng cáo thích hợp, nhưng thu hẹp nhóm khách hàng còn nhóm khoảng từ 50,000 – 400,000 người là mức phổ biến nhất.
Hãy luôn ghi nhớ cấu trúc quảng cáo Facebook như sau:
Chiến dịch: Đây là nhóm phụ huynh. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng một quảng cáo Facebook cho từng chiến dịch Teespring. Ví dụ bạn sẽ tạo một chiến dịch PPE và tất cả quảng cáo/nhóm quảng cáo cho chiến dịch này đều lấy “mức tương tác” làm mục tiêu chính.
Nhóm quảng cáo: Bạn có thể có nhiều nhóm quảng cáo trong một chiến dịch, mỗi nhóm có mức chi phí riêng. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng nhiều nhóm quảng cáo để chia ra nhiều chiến lược mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn một nhóm dùng sở thích làm mục tiêu, nhóm khác đánh vào lĩnh vực chuyên môn.
Quảng cáo: bạn có thể có nhiều quảng cáo trong cùng một nhóm quảng cáo. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu chung cho tất cả quảng cáo trong một nhóm, nhưng thay đổi ý tưởng sáng tạo để đánh giá hiệu quả. Facebook sẽ tự động xác định hình ảnh quảng cáo hoặc mẫu quảng cáo hiệu quả nhất
Có 3 loại quảng cáo Facebook nhà thiết kế thường dùng, chúng ta sẽ bàn luận về 3 loại này kỹ hơn sau đây.
1. Mức tương tác bài đăng trên trang (Page Post Engagement) (PPE)
Quảng cáo PPE có lẽ là quảng cáo dễ thiết lập nhất. Bạn có thể quảng bá một hình ảnh hay đường dẫn trong bài đăng – hãy nhớ bài đăng hình (có ảnh) thường bắt mắt hơn và hiệu quả hơn trong việc tạo tương tác. Mục đích của bài đăng chính là khuyến khích tương tác (chẳng hạn như chia sẻ, thích, nhấn xem, bình luận) trong nhóm khách hàng mục tiêu của bạn và khiến bài đăng “lan tỏa “ rộng khắp Facebook (tạo mức tương tác tự nhiên).
Ưu điểm
- Quảng cáo PPE khá dễ thiết lập
- Facebook có xu hướng hiển thị loại quảng cáo này đến những người hay tương tác vào bài đăng (người thích chia sẻ, thích và hay bình luận).
- Quảng cáo dạng này là phương pháp hiệu quả nếu bạn muốn có thêm người theo dõi cho trang của bạn (những người bạn có thể quảng cáo dễ dàng sau này ít tốn phí hơn)
- Mức tương tác cao có thể tạo ra phần tham gia tự nhiên/miễn phí cho quảng cáo và trang của bạn.
Nhược điểm
- Quảng cáo PPE thường có thêm một bước phụ nếu khách muốn mua vì quảng cáo PPE không dẫn trực tiếp đến trang chiến dịch. Nếu ai đó nhấn vào quảng cáo, họ sẽ được dẫn tới một hình ảnh lớn hơn trên Facebook. Điều này có nghĩa là nếu khách muốn mua phải thêm một thao tác nữa vì họ cần nhấn vào đường dẫn URL (bạn có thể thêm vào nội dung bài post hoặc trong phần bình luận bài đăng).
2. Nhấn vào quảng cáo trang web (Click to Website Ad) (CTW)
Mục đích của quảng cáo CTW chính là tạo những cú nhấp chuột vào đường dẫn URL và dẫn càng nhiều người đến trang chiến dịch của bạn càng tốt.
Ưu điểm
- Yêu cầu chi phí thấp hơn khi thử nghiệm; thường bạn có thể đánh giá mức thành công của quảng cáo trong một thời gian ngắn (cho dù quảng cáo có hiệu quả không thì mức tương tác cũng không phải nhân tố quan trọng như trong quảng cáo PPE)
- Khách hàng thực hiện ít thao tác hơn; nếu một khách muốn mua nhấn vào quảng cáo, anh ấy/cô ấy sẽ được dẫn trực tiếp đến trang chiến dịch Teespring.
- Loại quảng cáo này hiệu quả với những người không tương tác nhiều với nội dung Facebook
Nhược điểm
- Quảng cáo CTW không có sức lan tỏa mạnh khi được chia sẻ bằng PPE nên bạn sẽ không tạo thêm được nhiều lượt xem tự nhiên hoặc số lượng thích trang.
3. Quảng cáo chuyển đổi trang web (Website Conversion Ad) (CW)
Đây là loại “cải tiến” nhất trong 3 loại quảng cáo. Quảng cáo CW bắt buộc sử dụng pixel theo dõi và nhằm mục đích tạo nhóm người mua lý tưởng cho bạn dựa vào những người phản ứng với quảng cáo, ví dụ như mua hàng từ chiến dịch của bạn. Khi chạy quảng cáo, Facebook tìm ra tâm lý khách hàng và điều chỉnh nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.
Ưu điểm
- Quảng cáo này trở nên ngày càng hiệu quả qua thời gian vì bạn sẽ có tỷ lệ chuyển dổi nhiều hơn (Facebook quan sát người mua và tối ưu hóa phần xác định mục tiêu)
- Khách hàng thực hiện ít bước hơn; nếu một người muốn mua nhấn vào quảng cáo, anh ấy/cô ấy sẽ được dẫn trực tiếp đến trang chiến dịch Teespring của bạn.
- Loại quảng cáo này có hiệu quả với những ai không tương tác nhiều với nội dung Facebook.
Nhược điểm
- Bạn phải quan sát thật kỹ quảng cáo này vì đôi khi pixel sẽ đếm nhầm tỷ lệ chuyển đổi và báo cáo dữ liệu không chính xác – hãy nhớ đối chiếu chéo với Phân tích Teespring.
- Thử nghiệm có thể tốn nhiều hơn vì bạn cần tỷ lệ chuyển đổi (bán được hàng) để xác định quảng cáo có hiệu quả hay không theo thời gian; chi phí thử nghiệm $30 – $50
- Bạn sẽ phải dùng pixel theo dõi để xác nhận quảng cáo có hiệu quả hay không
- Quảng cáo CW ít lan tỏa khi được chia sẻ nhiều như PPE nên bạn sẽ không tạo thêm được nhiều lượt xem tự nhiên hoặc số lượng thích trang.
Bình luận về chủ đề post