1. Cách phân tích chỉ số ROI
Quảng cáo của bạn đã chạy được 24 giờ. Bây giờ là lúc cần thiết kế phân tích những kết quả đầu tiên bạn đạt được và có những quyết định hành động tiếp theo để chiến dịch được thành công.
Theo dõi kết quả của quảng cáo 2 lần mỗi ngày: một vào buổi sáng và một vào buổi tối.
Đừng tạm dừng quảng cáo vì Facebook tối hưu hóa dựa theo nhóm đối tượng của bạn.
Để quyết định bạn có tiếp tục quảng cáo hay không, bạn cần tự đặt ra câu hỏi: Bạn có kiếm được tiền với chiến dịch bán áo này?
Tiêu chí quan trọng nhất khi quyết định tiếp tục chiến dịch là ROI (Return On Investment – hệ số thu nhập trên đầu tư hay tỷ suất hoàn vốn). Ví dụ, nếu bạn đầu tư 20 € và lợi nhuận của bạn là 30 €, ROI là 50%.
Công thức tính ROI cho chiến dịch bán áo:
ROI = (lợi nhuận thu về – chi phí đầu tư) / chi phí đầu tư
Bắt đầu vào Ads Manager:
Ads Manager cho phép bạn xem các thông số của các chiến dịch marketing bạn đang chạy. Lựa chọn chiến dịch bạn muốn xem vào nhấn Adset và sau đó Ad.
Sau khi chọn chiến dịch, báo cáo của bạn như sau:
Bạn sẽ thấy các thông tin liên quan giúp bạn quyết định xem có nên tiếp tục hay kết thúc quảng cáo này:
- “Click-Through-Rate” : tỷ lệ người nhấn vào đường link trên tổng số người đã xem post
- Cost: giá mà bạn phải trả cho lượt tương tác
- “Performance”: hiển thị tất cả các hành động liên quan đến post của bạn
Tại đây bạn có thể chọn ad mà bạn muốn xem thêm thông tin.
Phía bên phải, bạn có báo cáo một số hoạt động liên quan đến quảng cáo của bạn, bao gồm số lần ảnh áo của bạn được xem, số lượng like và share.
Bạn cũng có thể xem thử quảng cáo của mình xuất hiện như thế nào trong newsfeed của khách hàng mục tiêu bằng cách bấm vào “Ad preview and Placements”.
Bạn có thể nhìn thấy quảng cáo của mình trong newsfeed. Bạn cũng thấy các bình luận và có thể trả lời chúng. Bạn cũng có thể đánh giá lượng “organic traffic” – lượt tương tác đem lại từ số lượt like và share của khách hàng, cho phép bạn tiếp xúc với những người mà bạn chưa target.
Từ các yếu tố trên, bạn có thể quyết định tiếp tục hay kết thúc chiến dịch.
Chúng tôi phân biệt 4 loại chiến dịch dựa trên chỉ số: ROI.
2. Làm thế nào để thu hút khách hàng quốc tế
Teezily là platform dẫn đầu tại thị trường châu Âu trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến đối với áo thun tự thiết kế. Hiện nay, công ty đang ngày một phát triển và mở rộng việc kinh doanh trên toàn cầu. Bạn có thể in các sản phẩm từ ba nhà in của chúng tôi tại châu Âu, Mỹ và Úc đồng thời chuyển hàng trên toàn thế giới.
Tại sao bạn không tận dụng cơ hội này để bước ra khỏi giới hạn của chính mình và bắt đầu quốc tế hóa thị trường ngách của bạn hoặc tìm kiếm những ý nghĩa mới thích hợp hơn trên thế giới? Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới? Làm thế nào bạn có thể đối phó với sự cạnh tranh của người bán hàng khác, những người đã có thị phần ổn định trong các thị trường mới mà bạn quan tâm?
Trong bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy một số lời khuyên bổ ích:
a. Nghiên cứu về thị trường bạn muốn kinh doanh:
Trước khi tung ra chiến dịch mới và bắt đầu việc thiết kế trên tất cả các ngôn ngữ, điều quan trọng là phải tiến hành một số nghiên cứu về thị trường mà bạn muốn kinh doanh. Bạn nên bắt đầu chọn một hoặc hai thị trường mới, sau đó tìm kiếm thông tin về thói quen và hành vi của khách hàng tương lai tại thị trường này. Sau đó, cố gắng tìm ra những mặt hàng bán tốt nhất, màu sắc và kích thước được lựa chọn nhiều nhất là gì. Bạn có thể dựa vào e-market infographics của chúng tôi để tìm hiểu thêm về thị trường Mỹ và châu Âu.
Bạn cũng có thể thực hiện một số nghiên cứu về các xu hướng mới để kiểm tra chiến lược hiện tại của bạn có thể được sử dụng cho các nước khác hay không. Có rất nhiều nguồn cảm hứng khác nhau: ví dụ thực tiễn (case study) của khóa học, phương tiện truyền thông địa phương. Bạn có thể tạo danh sách các blogger có ảnh hưởng nhất hoặc các tạp chí nổi tiếng nhất đối với mỗi quốc gia để tìm hiểu thêm về các xu hướng mới.
b. ‘Phiên dịch’ thiết kế tốt nhất của bạn ra nhiều thị trường:
Trong trường hợp thiết kế của bạn có thể ứng dụng cho các quốc gia khác nhau, bạn nên dịch nó thành nhiều ngôn ngữ. Nếu bạn không am hiểu nhiều thứ tiếng, chúng tôi sẽ giúp bạn bằng cách cung cấp dịch vụ dịch thuật. Chúng tôi sẽ giúp bạn dịch tất cả các loại nội dung: thiết kế, tiêu đề, bản mô tả trang chiến dịch hoặc trang Facebook của bạn …
Hãy cẩn thận để không phạm sai lầm về ngôn ngữ: việc nhầm lẫn giữa một ngôn ngữ này với một ngôn ngữ khác (như Đan Mạch và Phần Lan) sẽ khiến bạn đánh mất mục tiêu tiềm năng một cách nhanh chóng nhất.
c. Trong trường hợp cần thiết, tạo một trang fan page cho mỗi ngôn ngữ:
Điều này sẽ cho phép bạn xây dựng cộng đồng riêng cho từng thị trường. Tuy nhiên bạn cần phải hoạt động tích cực (bằng cách đăng tải thường xuyên, cập nhật về hoạt động của mình hoặc các chiến dịch mới, ý tưởng mới…) đồng thời phản ứng lại trên tất cả các hoạt động đó. Một trang Facebook là thu hút khi số lượng phản hồi đạt tỷ lệ cao. Chính vì vậy, việc trả lời các ý kiến, câu hỏi và bình luận của khách hàng là vô cùng căn bản và quan trọng. Mục tiêu là làm cho cộng đồng của bạn cảm thấy thoải mái, đủ để họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng và/hoặc khách hàng trung thành.
Chúng tôi đã có một bài viết về “Facebook Fan Page”. Bạn có thể tham khảo tại đây.
d. Khẳng định rằng chúng tôi cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới:
Để thu hút khách hàng quốc tế, trước tiên bạn cần phải thông báo cho họ việc vận chuyển có sẵn trên toàn thế giới. Trong trường hợp này, một số giải pháp được cung cấp:
- Thêm một biểu ngữ để giải thích thêm về thông tin đó,
- Đề xuất các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy việc mua hàng,
- Trình bày rõ ràng về thời hạn sản xuất, vận chuyển,
- Đảm bảo với các khách hàng tiềm năng rằng họ có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ khách hàng nếu cần thiết tại support@teezily.com …
e. Tham gia Teezily University Facebook groups của chúng tôi
Tham gia Teezily University Facebook groups của chúng tôi và tiếp tục đặt câu hỏi về bất kỳ thị trường nào. Điều quan trọng nhất để phát triển một doanh nghiệp là không ngừng khám phá và học hỏi. Cộng đồng, chia sẻ và tất cả thông tin có thể giúp bạn là những giá trị vô cùng quan trọng đối với Teezily!
Chúng tôi hy vọng rằng những lời khuyên trên có thể giúp bạn trong việc thu hút khách hàng.
3. Phải làm gì khi…
a. ROI > 30%
Khi ROI của chiến dịch đạt giá trị dương lớn, bạn cần mở rộng quy mô chiến dịch của mình và tăng doanh số để tối đa hóa lợi nhuận của bạn.
Luôn luôn theo dõi ROI! ROI đạt dương sau 24 giờ đầu tiên không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục tốt trong những ngày tiếp theo.
Để tăng lợi nhuận trên số tiền đầu tư, bạn có 2 lựa chọn:
- Tăng gấp đôi ngân sách quảng cáo của bạn để đạt được tối đa số khách hàng. Ít nhất dùng khoảng 40/50 € mỗi ngày.
- Ngay lập tức tăng ngân sách của bạn gấp năm lần đến 100 € mỗi ngày để tăng quy mô chiến dịch của bạn càng nhanh càng tốt và tối đa hóa lợi nhuận, nếu CTR> 12% của bạn.
b. ROI thấp nhưng đạt giá trị dương
ROI của chiến dịch đạt giá trị dương. Bạn vẫn kiếm được tiền nhưng lợi nhuận thấp. Bạn đang trả tiền quá nhiều để có được khách hàng. Điều này có nghĩa là bạn cần phải xem xét lại các chỉ tiêu trong quảng cáo của mình.
Tham khảo Ads Manager để hiểu về hoạt động của khách hàng. Họ có share post của bạn? Có bao nhiêu lượt like? Họ có nhấn vào đường link của bạn?
Bạn xem xét có nên tiếp tục các chiến dịch quảng cáo hay không nếu các điều kiện sau đây không được đáp ứng:
- ATR > 5%
- Số lượt click vào link > 40
- Số lượt bình luận tích cực > 3
- Số lượt share > 30
- Cost Per Engagement (CPE) < 0,15€
Những bình luận tích cực có dạng như: “Wow, I want one!”, “I’m buying this”, etc.
Bạn cũng có thể tương tác với khách hàng bằng cách post hoặc trả lời bình luận trong bài post về chiến dịch.
Nếu quảng cáo hiện tại vẫn đạt được các điều kiện trên, đầu tư thêm 20 € cho ngày tiếp theo và tính toán lại ROI để xem nó còn đạt giá trị dương hay không. Nếu có, mở rộng chiến dịch với ngân sách 50 € một ngày, ngược lại nên dừng quảng cáo.
c. ROI có giá trị âm
ROI của chiến dịch đạt giá trị âm. Bạn đang bị lỗ.
Đừng quá lo, có thể những đơn hàng trong tương lai sẽ bù được phần lỗ đó. Bạn cần xem lại báo cáo về chiến dịch một lần nữa.
Chiến dịch vẫn có thể được tiếp tục nếu nó đạt được các thông số sau:
- CTR>5%
- Số lượt click vào link > 40
- Số lượt bình luận tích cực > 10
- Số lượt share > 30
- Cost Per Engagement (CPE) < 0,15€
Chúng tôi khuyên nên đầu tư thêm 20 € cho ngày tiếp theo và tính toán lại ROI để xem nó còn bị giá trị âm hay không. Nếu ROI đạt dương, tiếp tục chiến dịch và mở rộng nó với ngân sách 50 € cho những ngày sau.
d. ROI bị âm rõ ràng và không có tương tác
Sau khi tham khảo báo cáo tương tác về quảng cáo của bạn và thấy rằng không có tương tác trên post, bạn có thể dừng quảng cáo này tại đây.
CTR của bạn thấp, ít hơn 5%, có thể chỉ có 2 lời giải thích. Hoặc làthiết kế của bạnlàkhông đẹp vàkhông đủ sức thuyết phục với khách hàng, hoặc phần targetcủa bạn là không đủ chính xác và bạn đang trả tiềnFacebook đểquảng cáo cho những người dùngkhông có mong muốnmua
Đừng ngần ngại dừng quảng cáo. hãy lạc quan rằng sẽ tìm được niche mới và target mới cho các chiến dịch trong tương lai!
Cách xem tỷ lệ nhấp chuột – click through rate (CTR), số share và số lượng bình luận trên ad của bạn?
Bạn cần click vào « Ad Preview », « Placement » sau đó « View in News feed (Desktop) ».
Ở bên phải màn hình dươi đây bạn có thể thấy báo cáo với các hoat động tương tác và các chỉ số “Clicks”, “CTR” và “Impressions”.
Bạn cần CTR lớn hơn 5% để tiếp tục chạy quảng cáo. Hãy nhớ rằng CTR càng cao thì chi phí Cost Per Engagement (CPE) sẽ càng được hạ thấp.
Các báo cáo bên phải cho phép bạn phân tích những thay đổi trong CTR của bạn từ đầu chiến dịch.
Dưới đây là danh sách các loạt hoạt động mà bạn sẽ tìm thấy trên báo cáo “Actions” ở bên phải:
- Lượt xem ảnh
- Lượt like post
- Số lượt click vào trang web
Tóm lại:
- Nếu bạn có 40 lượt click vào trang web sau khi dùng 20 €, có nghĩa là bạn đã target đúng đối tượng
- Nếu bạn có nhiều lượt “Shares” hơn “website clicks” tức là chiến dịch của bạn đã được chia sẻ rộng rãi
- CTR giảm thì CPE sẽ tăng trong quá trình chạy chiến dịch.
- Cột “Frequency” sẽ tăng và trong chương tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sửa nó
- Đối tượng khách hàng càng được target tốt thì CTR sẽ càng tăng
- Đừng ngại tâp khách hàng nhỏ nếu bạn xác định họ là khách hàng tốt và target đúng hướng
4. Mở rộng quy mô của chiến dịch (scaling)
Bây giờ bạn đã phân tích được khả năng thành công của chiến dịch, bạn cần phát triển nó với mức độ đầu tư hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận trong chiến dịch.
Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng chiến dịch của bạn tiếp tục có lợi nhuận và không biến thành thất bại? Có hai cách để phát triển chiến dịch một cách tốt nhất như sau
- Bạn có thể tăng gấp đôi ngân sách của bạn mỗi ngày trong suốt thời gian chiến dịch: € 40/50 mỗi ngày sau đó € 100 sau đó 250 € rồi € 500 và thậm chí lên đến 1000 € mỗi ngày. Chỉ nên đầu tư 1.000 € nếu bạn đang nhắm tới tập đối tượng khán giả rất lớn, 500.000 người trở lên. Bạn nên chạy chiến dịch của mình trong khoảng thời gian 7 ngày để tối đa hóa ROI.
- Bạn ngay lập tức chuyển sang ngân sách của 100 € mỗi ngày. Điều này sẽ cho phép bạn để phát triển chiến dịch của bạn với tốc độ nhanh hơn khi bạn cảm thấy chắc chắn hơn về khả năng thành công.
Ngân sách được tăng là cho “ad set” chứ không phải cho “ad”.
Bạn nên có một “ad” đơn lẻ cho mỗi “ad set”.
Tùy thuộc kết quả bạn đã đạt được trong 24 giờ đầu tiên của chiến dịch, đây là cách để tăng ngân sách cho quảng cáo:
Mở rộng quy mô chiến dịch của bạn là liên quan đến việc tăng ngân sách quảng cáo. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể liên tục tạo ra lợi nhuận.
Nếu các kết quả sau 24 giờ là tốt và chi phí CPE (cost per engagement) rất thấp, bạn có thể trực tiếp chuyển sang ngân sách € 100 mỗi ngày!
5. Khuyến khích khách mua hàng trên post
Trong thời gian chạy chiến dịch, bạn cần liên tục khuyến khích khách hàng để đảm bảo rằng những người chưa mua hoặc quên chưa mua sẽ đi đến quyết định mua.
Bạn phải tạo ra cảm giác về sự độc đáo và riêng biệt trong quảng cáo của mình để kích thích khách hàng click vào mua hàng.
Hãy bình luận trên post của bạn và để giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Sử dụng những câu như:
“Hello X, you can get your T-shirt by clicking on the following link www.teezily.com/[name_of_your_campaign].”
“Hello Y, this T-shirt is only available for a few days! Buy it here www.teezily.com/[name_of_your_campaign]!
“Hello, there are only 24 hours left before the end of the campaign!”
6. Tối ưu hóa chiến dịch
Vào “Ads Manager” và chọn chiến dịch mà bạn muốn xem
Click “View Report” để xem các thông tin liên quan đến chiến dịch.
Vào « Edit column » để cài đặt các thông tin mà bạn muốn xem.
Trong menu bên tay trái, chọn các chỉ tiêu cần thiết để có đủ thông tin để ra quyết định chính xác nhất.
a. Cách phân tích chiến dịch?
Bắt đầu bằng cách phân loại các dòng khác nhau mà bạn có được thông qua “checkout conversion” và chọn các nhóm có thể tỷ lệ conversion tốt hơn (Tuổi? Giới tính?).
Nhìn vào CTR và chọn các nhóm nhân khẩu học có tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn nhiều nhất, điều này sẽ tương ứng với CPE (cost per engagement) thấp nhất.
Cuối cùng, sắp xếp các dòng của bạn theo yếu tố « post shares ». Bạn cần phải xác nhóm khách hàng nào chia sẻ quảng cáo của bạn nhiều nhất.
b. Cách triển khai quyết định sau khi phân tích thông tin?
Khi bạn đã xác định được những nhóm nhân khẩu học khác nhau, bạn cần phải áp dụng chúng trong quảng cáo để tập trung ngân sách vào những nhóm có conversion tốt nhất và chia sẻ post nhiều nhất.
Bạn có thể điều chỉnh chiến dịch bằng cách tăng ngân sách quảng cáo cho nhóm khách hàng trên để kiếm được tiền một cách nhanh chóng như chúng ta đã làm trong chương trước.
Tới quảng cáo mà bạn muốn thay đổi và nhấp vào “Create similar ad.”
Tại đây, nhấn vào nút “Create similar ad” để tạo mục tiêu target mới dưa trên các thông tin đã thu thập được. Ví dụ bạn có thể thay đổi nội dung target theo nhóm tuổi hoặc giới tính.
Hãy tập trung vào nhóm khách hàng có tỷ lệ mua hàng và share nhiều nhất, nhờ đó tăng tính phổ biến cho chiến dịch.
7. Tầm quan trọng của sự hài hước trong t-shirt marketing
Trong khi tìm kiếm những cách thức có ảnh hưởng lớn để thu hút khách hàng, đôi khi tất cả những gì bạn cần làm là kể một câu chuyện đùa. Thông thường, những quảng cáo hoặc chiến dịch bán hàng nào đó làm cho bạn cười thì cũng sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, rất khó để có thể kết hợp giữa sự hài hước và tiếp thị bởi vì bạn cần tìm ra sự cân bằng giữa yếu tố hài hước và sự chuyên nghiệp. Những yếu tố nào tạo nên một thông điệp hài hước hay và những nhân tố quan trọng quyết định sự hài hước trong tiếp thị là gì?
Trước hết, bạn cần phải am hiểu về thị trường ngách mà bạn muốn hướng đến. Hiệu quả của sự hài hước trong tiếp thị phụ thuộc chủ yếu vào nhóm khách hàng mục tiêu, độ tuổi và sở thích của họ. Bạn nên thực hiện thật nhiều nghiên cứu và đặt chú ý đến một số xu hướng trong số khách hàng cốt lõi của bạn. Bạn có thể lựa chọn những xu hướng yêu thích, những xu hướng mà bạn được biết đến rộng rãi đồng thời dành riêng cho nhóm khách hàng mục tiêu. Càng am hiểu về khách hàng thì chiến dịch của bạn càng thành công.
Thứ hai, nội dung câu chuyện của bạn phải vui vẻ, dễ hiểu và đơn giản. Một câu chuyện đùa đơn giản sẽ đem đến hiệu quả lâu dài. Nếu bạn ép buộc chính mình vui vẻ, khán giả sẽ nhận ra điều đó. Khi bạn thực hiện nghiên cứu một cách đúng đắn, sự hài hước sẽ đến một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, nội dung cần thật sự dễ hiểu. Mục tiêu của bạn là xây dựng một mối quan hệ vững chắc hơn với khách hàng hiện tại, đồng thời gia tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các khách hàng mới. Chính vì vậy, không nên sử dụng thuật ngữ khó hiểu, tiếng lóng … đảm bảo rằng khách hàng mới cũng hiểu rõ những thông điệp bạn muốn truyền tải. Chỉ nên sử dụng những thuật ngữ đặc biệt khi nhóm khách hàng bạn muốn hướng đến am hiểu về thuật ngữ đó.
Thứ ba, sử dụng một hình ảnh hài hước khi thúc đẩy chiến dịch của bạn. Tất nhiên, hình ảnh phải phù hợp với nội dung của các thông điệp. Các hình ảnh sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng quan trọng và tạo nên sự nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Một bức ảnh hài hước sẽ có khả năng được chia sẻ trên truyền thông xã hội và tạo cơ hội cho chiến dịch của bạn tiếp cận với một thị trường lớn hơn.
Cuối cùng, hãy cẩn thận khi sử dụng những chủ đề gây tranh cãi. Sử dụng chủ đề gây tranh cãi trong tiếp thị có thể thu hút nhiều sự quan tâm nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, hãy chọn phương án an toàn và giữ cho thông điệp quảng cáo của bạn thật đơn giản.
Sử dụng sự hài hước trong tiếp thị là một cách tuyệt vời để thực hiện quảng cáo một cách hiệu quả. Hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Nếu các nghiên cứu và tiếp cận thị trường được thực hiện một cách đúng đắn, bạn có thể tạo nên một chiến dịch quảng cáo vừa chuyên nghiệp vừa thật sự vui nhộn, hài hước. Hãy sử dụng khả năng sáng tạo và bắt đầu chiến dịch quảng cáo của riêng bạn!
8. Tạo một cuộc thi nhỏ ngay trong post
Hãy thử sử dụng những câu bình luận sau:
“*** Want one for free? Follow the following steps ***
-Likee this comment and the main post
-Share this post on your wall
-Answer this comment with “I want one”
-We will check that you have followed all the steps above and we will choose a winner at random before the end of the sale! ”
Bạn cần được nhiều like ở câu bình luận để nó luôn hiện trong top comment.
Sau đó nói thêm:
“Thank you for your comments! 24 hours before the end of the sale we will choose a winner!
Keep checking back! ”
Đừng chạy phương án này từ ngay khi bắt đầu vì một số khách sẽ ỷ lại không muốn trực tiếp mua áo nữa.
Dưới đây là ví dụ để thông báo người thắng cuộc:
«We have a winner!!!! Mr X, who shared this post on the most groups and to the most people!
Please send us a private message with the size, and colour that you want along with your delivery
address!
Chúc bạn thành công!
Nguồn: teezily.com
Bình luận về chủ đề post