Kao là một seller thành công của Teespring tại Thái Lan. Anh có một công việc toàn thời gian nhưng đam mê của Kao đó là phát triển việc kinh doanh trực tuyến của mình. 3 năm trước, anh đã bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh ổn định với Teespring và hiện tại đang tiếp tục tối ưu hóa doanh thu của mình.
Kao nói rằng bí quyết thành công của anh ấy phần lớn nhờ vào kỹ năng quản lý trang Facebook cũng như nguồn khách hàng ổn định của mình – do đó, Kao tập trung vào những “tập khách hàng thường xuyên”. Đọc tiếp để biết thêm nhiều bí quyết từ Kao về cách anh ấy thành lập thành công mô hình kinh doanh trực tuyến với Teespring như thế nào nhé!
Kao và Bridget tại lễ Songkran vào tháng 4 năm ngoái
Mục Lục
Thành công với Teespring đã ảnh hưởng đến cuộc sống của anh như thế nào?
Thu nhập của tôi đã tăng lên, điều đó khiến cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn. Tôi cũng cảm thấy tự hào và hạnh phúc về thành công của mình với Teespring.
Thách thức lớn nhất của anh khi vừa bắt đầu bán là gì? Làm cách nào anh vượt qua điều đó?
Thách thức lớn nhất mà tôi đã phải trải qua đó là tìm kiếm các chủ đề và tập khách hàng có thể mang lại lợi nhuận vô thời hạn, hay được gọi là “Evergreen Niche”. Sau rất nhiều thất bại, tôi đã học được cách nhắm vào những vùng đối tượng lớn hơn (ít nhất là 1 triệu người) có sức mua đáng kể (mà tôi đã xác định được thông qua nghiên cứu). Thêm vào đó, những ngách thị trường tôi nhắm vào không bị ‘hết hạn’, như chúng ta thấy trên xu hướng và các mẫu thiết kế theo mùa. Những yếu tố này đã được chứng minh là nền móng vững mạnh cho những lượt sale trên Teespring của tôi.
Để tìm được những ngách thị trường liên tục mang lại lợi nhuận, trước tiên bạn phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Chắc rằng bạn hiểu được mẫu thiết kế và sản phẩm mà ngách thị trường của mình có hứng thú. Bên cạnh đó, để tránh mất tiền, một khi có những lượt sale đầu tiên với ngách thị trường (của một mẫu thiết kế ‘tạm ổn’), sau đó tôi sẽ đầu tư tạo nên những mẫu thiết kế chất lượng. Việc tạo nên những mẫu thiết kế có chất lượng giúp tôi nổi bật hơn so với những mẫu tương tự khác.
Anh thấy những sai lầm mà các seller mới thường hay mắc phải là gì?
Tôi nghĩ rằng hầu như lỗi mà các ‘lính mới’ hay gặp phải nảy sinh từ việc nghiên cứu chưa đủ. Họ nên dành nhiều thời gian tìm hiểu, đọc những bài báo hoặc những bài thảo luận từ ngách thị trường mục tiêu của họ. Cách duy nhất để cải thiện hiệu suất quảng cáo Facebook của bạn đó là thông qua việc chạy thử nghiệm và các lỗi phát sinh, và mặc dù chúng ta có thể tự học, nhưng nếu bạn được đào tạo bởi một người hướng dẫn, quá trình này sẽ trở nên nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lại không như vậy, nó rất khó để có thể truyền đạt lại…Vậy nên bạn phải tự làm điều đó!
Khi thử nghiệm mẫu thiết kế mới hoặc ngách thị trường mới, ngân sách cho việc quảng cáo của anh là bao nhiêu? Yếu tố chính để quyết định liệu rằng nên tăng ngân sách (scale), tiếp tục hay chấm dứt quảng cáo?
Ngân sách thông thường mỗi ngày là $2-5 cho mỗi quảng cáo. Những nhân tố để xem xét việc tiếp tục hay kết thúc quảng cáo theo như tôi được biết đó là:
- Lượng sale hôm nay tốt (2 sale hoặc hơn) → Tăng ngân sách hàng ngày lên
- Lượng sale hôm nay bình thường (ít nhất 1 sale) → Tiếp tục
- Hôm nay không có sale nào nhưng có lượng sale tốt những ngày trước đó → Tiếp tục cho đến khi chi phí cho mỗi lượt mua trong khoản ngân sách lâu dài đạt mức quá cao
- Hôm nay không có sale nào nhưng có số lượng lượt share và bình luận khả quan → tiếp tục cho đến khi lượt share và bình luận dừng lại
- Hôm nay có ít lượt sale hơn hôm qua → giảm lượng ngân sách mỗi ngày và đóng quảng cáo khi không có lượt sale nào được thực hiện
- Ngày đầu tiên không có lượt sale nào, không có số lượng lượt share và bình luận tốt (ít hơn 10 bình luận và lượt share) → đóng quảng cáo
- Không có lượt sale nào trong vài ngày và số lượt share và bình luận đang giảm → đóng quảng cáo
Bản cập nhật T2 trao cho các seller quyền truy cập vào email của khách hàng, bán hàng đồng giá, điều chỉnh giao diện cửa hàng và hơn thế nữa. Chức năng nào anh thích nhất và tại sao?
Điều tôi thích nhất về T2 đó là hệ thống định giá và giảm giá theo bậc. Trước đây, chúng tôi chỉ tạo ra lợi nhuận cao khi bán được hơn 10 sản phẩm cho mỗi chiến dịch. Bây giờ chúng tôi có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa cho mỗi sản phẩm chỉ bằng việc bán được 1 sản phẩm. Khi chúng tôi chạy nhiều chiến dịch, mỗi chiến dịch bán được 1-5 sản phẩm cho mỗi lần chạy, vậy nên cài đặt về giá này tốt hơn. Một chức năng khác mà tôi thích đó là giá bán đồng giá cho những màu sắc không giới hạn; điều này cho phép chúng tôi thử nghiệm với những mẫu thiết kế và khiến chúng trở nên độc đáo hơn.
Làm cách nào mà anh tìm được những người cùng team với mình? Làm việc trong một nhóm mang lại những lợi ích gì?
Trong năm nay, chủ đề liên quan đến chính trị rất phổ biến. Tôi thích việc bán sản phẩm cho ngách thị trường này mặc dù nó hoàn toàn khác biệt so với những gì tôi đã từng làm – có thể ngách thị trường này không mang lại lợi nhuận vô hạn, nhưng lại yêu cầu rất cao. Tôi đã tạo nên một team với hai người khác để giúp tôi bán hàng cho ngách thị trường này; chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu, thiết kế và marketing. Tôi quản lý các quảng cáo, và những người cùng team (mà tôi đã gặp tại buổi gặp gỡ của Teespring) tập trung vào mẫu thiết kế. Chúng tôi có một người bạn mà hiện nay có thể thực hiện việc nghiên cứu ngách thị trường của mình. Làm việc như một nhóm vui hơn rất nhiều vì chúng tôi có thể chia sẻ những ý tưởng và học hỏi lẫn nhau.
Chia sẻ từ teespring.com