Mục Lục
Phần I: Xác định tập khách hàng tiềm năng
Ai cũng đều muốn ý tưởng của mình một lúc nào đó sẽ biến thành hiện thực, cụ thể qua một chiếc áo t-shirt đây ấn tượng, thu hút, đầy cảm hứng…. Trừ phi bạn đang thiết kế cho riêng mình (mà nè, vậy cũng rất hay mà!) bạn cần có tư duy của một nhà thiết kế Teespring bậc thầy. Đầu tiên, tập trung vào đối tượng bạn đang hướng đến thay vì chăm chăm nghĩ xem bạn nên thiết kế cái gì; hiểu rõ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thiết kế mẫu áo thành công. Sau đây chúng ta sẽ xem vài phương pháp bạn có thể sử dụng để tìm hiểu thêm về khách hàng mục tiêu của mình.
Bước 1 – Người mua hàng của bạn là ai?
Bí quyết thiết kế một sản phẩm bán chạy là gì? Điều thiết yếu bạn cần phải tìm – hoặc tạo ra- chính là khách hàng đầu tiên. Bạn cần biết họ là ai, cách nào để tiếp cận họ và họ đam mê điều gì!
Có thể bạn là nghệ sĩ đang quảng bá tác phẩm của riêng mình, hay là bạn là người khởi tạo đầy hy vọng thiết lập thương hiệu, bước quan trọng đầu tiên để có một chiến dịch thành công trên Teespring chính là dựa trên nên tảng một chủ đề xoay quanh một nhóm người có mối quan tâm đặc biệt dành cho thiết kế độc đáo của bạn.
Vì thế hãy để bước thiết kế qua một bên, bắt đầu ngay bằng việc xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai.
Khách hàng mục tiêu là một nhóm người có chung một mối quan tâm, những nhóm dạng này có ở mọi nơi, kể cả ở những nơi bạn không ngờ đến và liên kết những người bạn nghĩ không bao giờ hợp với nhau.
Sau đây là vài ví dụ về các dạng khách hàng mục tiêu:
- Y tá thích đan móc
- Người yêu câu cá thích nghe nhạc đồng quê
- Người New York tham gia Tuần hành vì Ung thư
- Đội thể thao nội bộ của một trường đại học
- Người thích ăn rau cải xoăn ở San Francisco
- Người Mỹ chuyển sang định cư ở Tây Ban Nha
Hãy cố gắng tìm nhiều nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn thiết kế, nghĩ tới những nhóm người có chung mối quan tâm, chung sở thích, có thể là người thích bàn luận về các vấn đề nóng hổi, và/hoặc một cộng đồng online (câu lạc bộ người hâm mộ, nhóm say mê…) mà bạn là một thành viên trong đó…
“Chủ đề” là gì?
“Chủ đề” – trong tiếng Anh là “Niche” – là một bộ phận nhỏ trong một nhóm khách hàng, vao gồm những thành viên cùng quan tâm đến một chủ đề cụ thể. Chắc hẳn bạn đã nghe những người bán hàng đầu nhắc về thuật ngữ này – thuật ngữ này rất quan trọng trong ngành công nghiệp buôn bán tự thiết kế. Bằng cách xác định những nhóm người theo chủ đề này, bạn có thể tạo ra mẫu thiết kế phù hợp hoàn hảo với sở thích của họ. Chủ đề càng chi tiết và cụ thể càng tốt. Ví dụ, rất khó thiết kế về một mảng lĩnh vực y tế quá rộng, tuy nhiên, y tá nam yêu thích Taylor Swift là nhóm khán giả mục tiêu có thể áp dụng vào thiết kế. Có hai kiểu chủ đề: chủ đề “mãi xanh” -evergreen (kiểu chủ đề luôn luôn có khách hàng, không phụ thuộc theo mùa) và chủ đề theo xu hướng.
Chủ đề Evergreen
- Bạn có thể bán sản phẩm theo chủ đề này quanh năm
- Ví dụ: chủ đề súng, gia đình… những chủ đề dạng này không thay đổi theo mùa và bạn có thể bán cho khách suốt 365 ngày trong năm
Chủ đề theo xu hướng
- Xuất hiện theo chu kỳ trong năm
- Ví dụ: áo hockey cho mẹ thông dụng nhất cho mùa hockey
- Ví dụ: chủ đề nào đó đang rất hấp dẫn, xảy ra sự việc nào đó và ai cũng bàn luận trên mạng xã hội (ví dụ phong trào “twerking” sau lễ trao giải MTV Music Awards)
Bước 2 – Tìm chủ đề của bạn
Trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn phải trả lời được các câu hỏi sau về khách hàng mục tiêu:
- Ai sẽ mặc thiết kế này: hãy nghĩ đến đặc điểm cụ thể – giới tính, tuổi tác, nơi sinh sống…?
- Tại nơi nào trên thế giới có người thích mặc thiết kế này?
- Những người này có mối quan tâm hoặc sở thích gì?
- Họ có tham gia trên mạng xã hội hoặc những cộng đồng online khác không?
Quá trình khám phá này có tên là “xác định mục tiêu” (targeting) trong ngôn ngữ marketing, và sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách thức quảng bá sản phẩm hiệu quả đến đúng người khi tung hàng chiến dịch.
Quay lại ví dụ về xác định tập khách hàng trong lĩnh vực y tế bạn có thể đi vào chi tiết bằng cách nhắm vào bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình hoặc y tá. Một phương pháp hiệu quả khác để xác định chủ đề chính là tìm dạng khách hàng phức hợp – hãy tưởng tượng đây là một Sơ đồ Venn, hoặc là một sự kết hợp giữa 2 hoặc 3 nhóm khách hàng lớn có vài chỗ tương đồng… chẳng hạn như những nữ ý tá yêu thích nấu ăn.
Trong các phần hướng dẫn sắp tới, chúng ta sẽ dùng nhóm người làm việc trong ngành y tế để mở đầu cho nhóm khách hàng thực tế được đưa vào chiến dịch thành công. Hãy nhớ rằng phương pháp chúng tôi đề ra hiệu quả cho tất cả các dạng chủ đề. Trong mục tiếp theo, ta sẽ tập trung vào cách thực hiện nghiên cứu chủ đề.
Phương pháp tìm kiếm chủ đề mới
Hiện tại bạn đã xác định xong khách hàng mục tiêu và tìm ra chủ đề bạn muốn hướng tới, đây chính là lúc thực hiện vài nghiên cứu về chủ đề đó. Bạn có còn nhớ những câu hỏi chúng tôi đã đặt ra lần trước không? Đây chính là lúc tìm câu trả lời thông qua việc nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu có tiềm năng yêu thích và quyết định mua thiết kế của bạn:
- Ai sẽ mặc thiết kế của bạn; hãy nghĩ đến đối tượng cụ thể – giới tính, tuổi tác, nơi ở…?
- Tại nơi nào trên thế giới sẽ có người mặc thiết kế của bạn?
- Những người này có chung mối quan tâm hoặc sở thích nào?
- Những người này có tham gia một nhóm mạng xã hội hoặc cộng đồng online nào không?
Hãy xem quá trình thiết kế theo một chu kỳ; quá trình này bắt đầu bằng việc xác định khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo chính là xác định thông điệp chủ đề thông qua nghiên cứu, và bước cuối cùng là bắt tay vào thiết kế.
Cách thực hiện việc “Nghiên cứu Chủ đề”Bạn có thể dùng nhiều loại công cụ khác nhau để học cách xác định khách hàng mục tiêu – chúng tôi gợi ý bạn nên bắt đầu bằng một nghiên cứu tổng quát trên Google, sau đó đi vào chi tiết sâu hơn thông qua mạng xã hội, đặc biệt chú trọng vào Audience Insights – một công cụ đắc lực của Facebook đã giúp rất nhiều nhà thiết kế Teespring tìm ra khách hàng tiềm năng.
1. Bắt đầu tìm kiếm với Google
Google là nơi lý tưởng khi bạn bắt đầu nghiên cứu. Chúng ta tiếp tục lấy ví dụ chủ đề về “người phục vụ y tế” nhé. Khi tìm kiếm từ khóa “người phục vụ y tế” bạn sẽ thấy vài từ khóa phổ biến liên quan như EMTs, EMS, những người trả lời điện thoại cấp cứu và nhân viên kỹ thuật trên xe cứu thương.
2. Nghiên cứu trên Facebook
3. Facebook’s Audience Insights (Phần quảng cáo trả phí)
4.Tìm kiếm trên Twitter
5. Tìm kiếm Reddit
6. Tìm trên Pinterest
7. Blog và ấn phẩm xuất bản
Tham khảo thêm phần hướng dẫn từ Dan Nikas về các phương pháp tìm thêm thông tin về chủ đề bạn đang nhắm đến (bắt đầu từ 14:50).
Bước tiếp theo sẽ là gì?
Trong chương tiếp theo về phần Thị trường khách mua hàng, Teespring sẽ hướng dẫn về thị trường toàn cầu; bạn cũng sẽ được cung cấp một số video hướng dẫn việc nghiên cứu chủ đề và ví dụ thực tiễn cách sử dụng những công cụ kể trên. Hãy nhớ – Teespring chính là một nơi biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Những người dùng thiết kế sao chép hoặc không đáp ứng những quy định về quyền sở hữu trí tuệ sẽ không được phép bán hàng trên Teespring.
Phần II: Mở rộng thị trường bán áo thun sang EU
Châu Âu là một trong những thị trường rất tiềm năng của Teespring; có đến hơn 614 triệu người sử dụng Internet và hơn 300 triệu người hoạt động trên Facebook. Tất cả họ đều có những sở thích rất riêng và đam mê riêng. Ngoài lựa chọn “US fulfilment” (sản phẩm được in và vận chuyển từ USA) Teespring cũng cung cấp dịch vụ tương tự “EU fulfilment” cho thị trường thế giới; dưới đây là những lợi ích lớn nhất khi sử dụng Teespring EU:
- Trải nghiệm mua hàng được thiết kế riêng cho khu vực họ sinh sống bằng ngôn ngữ và đồng tiền bản địa.
- Thời gian và chi phí vận chuyển được giảm thiểu tối đa cho khách mua hàng quốc tế
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ và múi giờ Châu Âu.
Mở rộng thị trường quốc tế và tìm kiếm khách mua hàng tiềm năng không hề khó như bạn nghĩ, tham khảo thêm thông tin trong video dưới đây:
Nếu khách hàng của bạn thuộc khu vực EU hoặc UK đừng quên chọn EU là khu vực in và vận chuyển áo khi tạo chiến dịch (như hình dưới đây).
Chiến lược 1: Sử dụng những mẫu thiết kế và chủ đề từ các chiến dịch US
Nếu như bạn có một thiết kế thành công tại thị trường Mỹ bạn có thể sử dụng nó để bán vào thị trường Châu Âu mà không cần phải thay đổi nhiều. Có thể bắt đầu bằng các quốc gia nói tiếng anh như UK (England, Scotland, Wales, Northern Ireland) và Ireland hoặc các quốc gia Châu Âu khác như Hà Lan (Netherlands), Đức (Germany), Scandinavia và Thuỵ Sĩ (Switzerland) cũng có phần lớn dân số sử dụng tiếng Anh.
Để bắt đầu hãy tham khảo những chiến dịch bán tốt nhất của mình và làm theo các bước sau:
1. Google tìm hiểu xem chủ đề của mình có một lượng người mua tiềm năng tại quốc gia bạn đang nhắm đến hay không (vd môn thể thao đó ở Mỹ có phổ biến tại UK không?)
2. Tìm hiểu từ một đến hai forum hoặc các bài báo để kiểm tra nếu như niche này có những điểm nào khác biệt tại quốc gia đang nhắm đến
3.Nếu như không có nhiều khác biệt lớn, hãy kiểm tra số lượng khách hàng tiềm năng trong Audience Insightstrên Facebook (chỉ việc thay đổi tên quốc gia)
4. Do thị trường Mỹ lớn hơn thị trường Anh rất nhiều, do đó bạn cần thêm một vài interest để có thể tăng lượng audience size (lý tưởng nhất trong khoảng từ 50k – 150k người).
5. Tạo campaign trên Teespring EU với mẫu thiết kế tương tự và chỉnh sửa targeting nếu cần.
Các thay đổi cần thiết
Khi bắt đầu với một thị trường mới bạn hầu như không cần phải bắt đầu lại từ đầu; với thị trường Châu Âu bạn chỉ cần một vài thay đổi nhỏ với mẫu áo là đủ.
Cách dùng từ – Nên nhớ rằng sẽ có một vài từ khác biệt giữa tiếng Anh của Mỹ và tiếng Anh của nước Anh, ví dụ như mom/mum, color/colour,… Nếu bạn có một mẫu áo nói về mẹ, nên để ý dùng từ “mum” chứ không phải “mom” như ở Mỹ.
Ví dụ: “I’m a tattooed mum – just like a normal mum except much cooler”. (Tôi là một người mẹ có hình xăm, cũng giống như những người mẹ bình thường, chỉ khác là sành điệu hơn nhiều)
Điều chỉnh cho phù hợp với niches mới – Có rất nhiều mẫu áo có thể bán cho một lượng khách hàng mới đơn giản chỉ bằng cách thay đổi một vài từ keywords trong thiết kế. Ví dụ, nếu bạn muốn dùng một câu nói như “Softball Mom – some dream their entire life to meet their favorite player, I raised mine” (Softball Mom – những người mẹ khác ước mơ cả đời để được gặp vận động viên yêu thích của họ, tôi tự nuôi lớn vận động viên yêu thích của tôi) bạn chỉ cần google để tìm hiểu xem nếu môn thể thao này có phổ biến tại các trường trung học hay không. Trong quá trình tìm kiếm bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng tại Anh môn thể thao rugby được ưa chuộng hơn và hầu như mọi người rất ít quan tâm đến môn bóng chày. Do đó chỉ cần thay đổi “softball” thành rugby, chỉnh sửa một vài từ cần thiết theo tiếng Anh của người Anh (mom = mum, favorite = favourite) là mẫu áo của bạn đã sẵn sàng!
Chiến lược 2: Dịch những mẫu áo thành công
Khi dịch mẫu thiết kế của mình sang nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng có nghĩa là bạn đang gia tăng số lượng khách mua hàng tiềm năng của mình! Ngoài tiếng Anh, ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại Châu Âu là Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vương quốc Anh hiện đang là một trong những thị trường lớn nhất tại Châu Âu hiện tại, tuy nhiên bạn đừng bỏ sót 2 quốc gia cũng có doanh số rất lớn là Đức và Pháp.
Các nội dung cần dịch thuật
Bạn nên tập trung vào các yếu tố sau:
- Mẫu thiết kế
- Tiêu đề chiến dịch
- Mô tả chiến dịch
- Bài quảng cáo trên Facebook
Dịch vụ dịch thuật
Khi dịch mẫu áo và chiến dịch của mình có nghĩa là bạn đang truyền tải toàn bộ thông điệp mà mẫu áo của mình nói đến chứ không chỉ đơn thuần là thay đổi từng chữ sang một ngôn ngữ khác. Do đó để đạt được hiệu quả tối đa hãy thuê người dịch là người nói tiếng bản địa hoặc người sinh ra và lớn lên tại quốc gia đó để làm công việc dịch thuật cho bạn.
Bạn có thể thuê dịch vụ dịch thuật rất nhanh với chi phí hợp lý bằng cách tìm người dịch làm việc tự do trên mạng. Đừng quên nếu bạn thuộc nhóm Xanh của Chương trình Trung thành (Loyalty Program) bạn sẽ được bộ phận Ngôn ngữ tại Teespring hỗ trợ dịch miễn phí (chúng ta sẽ nói rõ hơn về bộ phận này trong chương tiếp theo). Nếu như bạn chưa đạt nhóm Xanh, hãy tham khảo một số trang web cung cấp dịch vụ dịch thuật dưới đây:
- www.freelancer.com
- www.peopleperhour.com
- www.odesk.com
- www.fiverr.com
Với các trang web như Freelancer, Peopleperhour, và Odesk, bạn chỉ cần post một “công việc” và miêu tả yêu cầu những gì bạn cần và các thành viên sẽ đặt mức giá và thời gian họ có thể hoàn thành cho bạn, bạn chỉ cần chọn người nào có giá tốt nhất và nhiều kinh nghiệm nhất (tham khảo các phản hồi và đánh giá trên trang cá nhân của họ). Đối với trang Fiverr, bạn có thể tìm người dịch một số lượng từ nhất định với giá $5. Đừng quên kiểm tra các phản hồi và đánh giá của họ để chắc chắn rằng đây là người bạn có thể tin tưởng và làm việc tốt. Khi chọn các website trên, nên đảm bảo bạn chọn được người bản xứ của ngôn ngữ bạn muốn dịch để có thể dịch được các mẫu thiết kế và các nội dung chạy chiến dịch đồng điệu nhất với ngôn ngữ của quốc gia mà bạn nhắm đến.
Mẹo nhỏ khi thuê người dịch
- Bối cảnh – Khi yêu cầu dịch, bạn nên cung cấp tất cả các thông tin có thể cho người dịch để họ hiểu được mẫu thiết kế này được dùng để làm gì và đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến (bao gồm cả giới tính – nên nhớ một vài ngôn ngữ sẽ có hai bản dịch khác nhau cho cả nam và nữ)
- Nội dung – Nếu như bạn đã có sẵn mẫu thiết kế bằng tiếng Anh, có thể gửi cho họ thêm hình ảnh mẫu áo để họ hiểu được bản dịch sẽ được dùng như thế nào, đây sẽ là tài liệu tốt nhất để gửi cho họ để họ có được một góc nhìn tốt nhất.
- Ngôn ngữ – Nên nêu rõ bạn muốn bạn dịch có ngôn ngữ như thế nào (trang trọng/không trang trọng) và nếu mẫu thiết kế của bạn có sử dụng từ tiếng lóng đừng quên yêu họ tìm kiếm các từ ngữ thay thế phù hợp nhất.
- Xây dựng mối quan hệ – Khi bạn đã tìm được một người dịch tốt, nên có các kế hoạch để làm việc lâu dài với họ, vì khi một người dịch làm việc nhiều với bạn, họ sẽ hiểu được bạn muốn gì và cách đáp ứng các yêu cầu của bạn.
Đừng quên tham khảo hướng dẫn cụ thể về từng quốc gia cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin hữu ích và các bản dịch miễn phí bằng tiếng Pháp và Đức!
Dịch mẫu thiết kế:
Người Mỹ rất thích những câu khẩu hiệu hầm hố và các hình ảnh mạnh mẽ, khách hàng Châu Âu lại thích các yếu tố trầm hơn hoặc nhẹ nhàng hơn.
Các mẫu áo dành cho khách hàng Mỹ cũng thường mang một tinh thần rất nồng nhiệt và sôi nổi, trong một vài trường hợp lại không hoạt động hiệu quả với thị trường Châu Âu. Ví dụ mẫu áo dành cho người thích chạy xe phân khối lớn tại Mỹ thường bao gồm các yếu tố như đầu lâu, khói lửa,… Tuy nhiên nếu bạn nghiên cứu về chủ đề tương tự này tại Đức, bạn sẽ thấy khách mua hàng cũng đam mê không kém nhưng họ lại thích những mẫu thiết kế ít mang tính bạo lực hơn.
Chiến lược 3: Tìm kiếm chủ đề mới
Khám phá một chủ đề mới (niche mới) là một trong những phương pháp tốt nhất để có thể nhắm vào các tập khách hàng tiềm năng. Nếu bạn tập trung và đầu tư giành thời gian để nghiên cứu bạn sẽ tìm được những nhóm khách hàng luôn mong muốn được mua những mẫu áo được thiết kế riêng cho những sở thích và đam mê của họ.
Nguồn: Teespring.com