SEO ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.
SEO Onpage là 1 kỹ thuật bắt buộc bạn phải làm tốt nếu bạn muốn có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.
Hôm nay ACCESSTRADE sẽ chia sẻ cho bạn 20 kĩ thuật SEO Onpage mới nhất năm 2019 để xếp hạng cao với những từ khoá cạnh tranh cao.
Link nội bộ (Internal Link)
Link nội bộ (Internal Link) là những link nằm ngay trên website của bạn. Link nội bộ sẽ trỏ đến những bài viết liên quan TRONG CÙNG 1 website của bạn.
Link nội bộ có 2 mục đích chính:
– Giảm tỉ lệ Bounce Rate cho website của bạn
– Tăng thời gian Time On Site, giữ chân người dùng lâu hơn trên website.
Cái dòng mình in màu xanh được gọi là Link nội bộ Internal Link, khi bạn nhấn vào sẽ ra 1 bài viết khác.
4 cách phát triển link nội bộ hiệu quả:
Buộc website của bạn phải có nhiều bài viết trong cùng 1 chủ đề. Để bạn có thể trỏ link nội bộ tốt được.
Cung cấp cho người dùng các bài viết có liên quan. Để người dùng sau khi đọc xong một bài, họ thấy một bài viết khác có liên quan thì sẽ bấm vào để xem bài viết mới.
Link nội bộ phải có liên quan đến bài viết và tuyệt đối không nhồi nhét link. Bạn cần phải để link nội bộ nổi bật trong bài viết vì Google sẽ đo lường xem là người dùng vào website này, khi đến đường link này họ có bấm vào đường link này hay không.
Tối ưu CTR cho link nội bộ và kêu gọi hành động. Làm nổi bật link nội bộ trong bài viết của bạn, bằng cách đổi một màu chữ khác. Và có nút kêu gọi hành động.
Google họ sẽ biết bạn có spam link nội bộ hay không. Vì nếu bạn spam link nội bộ, cố gắng nhồi nhét để tối ưu SEO Onpage thì Google sẽ đánh giá xấu website của bạn.
Link ngoại bộ (External link)
Link ngoại bộ (External link) là những link trỏ đến những bài viết liên quan NẰM NGOÀI website và phải có uy tín của bạn.
Anchor Text chuẩn SEO
Anchor Text là những phần chữ chứa link trên website của bạn.
Anchor Text là dạng link trần.
Bạn sẽ để nguyên 1 đường link bài viết luôn chứ không cần thêm Anchor Text gì cả.
Theo kinh nghiệm cá nhân mình, thì bạn nên đa dạng Anchor Text trong cùng một bài viết. Tức là bạn sẽ sử dụng cả 3 loại Anchor Text trên trong cùng 1 bài viết, để Google không nghi ngờ là bạn spam Anchor Text.
Rút gọn URL thân thiện
Đã qua rồi cái thời nhồi nhét từ khoá vào URL bài viết.
URL cần ngắn gọn, dễ nhớ để người đọc dễ dàng chia sẻ và nhớ đường link bài viết của bạn.
Google chẳng ưu tiên hơn nếu trong link bạn có chứa từ khoá đâu.
Nên hãy chọn link sao ngắn gọn và dễ nhớ nhất cho khách hàng của bạn.
Nếu bạn nào đang làm website bằng mã nguồn WordPress, thì bạn có thể vào thiết lập đường dẫn tĩnh (Settings -> Permalink).
Tạo file robot.txt
File robot này giống như một người giữ của cho bạn. Khi con bọ Google tiến tới website của bạn, file robot này sẽ yêu cầu con bot Google chỉ nên kiểm tra những phần nào và những phần nào thì không.
Mẫu file robot.txt cơ bản:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /readme.html
Disallow: /license.txt
Allow: /wp-admin/admin-ajax.php
Allow: /wp-admin/images/*
Sitemap: https://domaincuaban/sitemap_index.xml
Ở phần domaincuaban thì bạn nên nhập phần domain của bạn vô nha.
Cách tạo file robot.txt
Bạn vào Google Search Console (hay còn gọi là Google Webmaster Tool) -> Thu thập dữ liệu -> Bộ kiểm tra robot.txt. Sau đó bạn copy và dán hết phần text ở trên mà mình để rồi bấm nút gửi cho Google là xong.
Tạo Sitemap cho website
Sitemap là bản đồ website để khi con bọ tìm kiếm vào website của bạn sẽ dễ dàng tìm đường index website của bạn hơn.
Cách tạo Sitemap bằng plugin Yoast SEO (trên nền tảng WordPress)
Bạn cài plugin Yoast SEO -> Bạn chọn XML Sitemaps.
Sau khi click chuột phải vào XML Sitemaps, trên màn hình sẽ hiển thị một trang mới có chứa sitemap website của bạn..
Bạn sẽ copy đường link: https://domaincuaban/sitemap_index.xml (nhớ thay domaincuaban thành tên miền của bạn).
Tiếp theo, bạn vào Google Search Console -> Thu thập dữ liệu -> Sơ đồ trang web.
Thẻ Heading trong bài viết
Thẻ Heading dùng để bạn lập dàn ý cho bài viết, để con bot Google dễ dàng quét website của bạn.
Một bài viết chỉ nên có một Heading 1 (Thẻ H1). Đó chính là tiêu đề bài viết.
Bạn có thể xem ví dụ bên dưới để thấy được cách mình lập dàn ý.
Phần chữ in đậm là H2, còn chữ thường là mình để H3.
H1 thường là tiêu đề bài viết. H1 có chứa từ khoá cần SEO.
Bài viết có thể có nhiều H2 và H3, không cần đến H4.
Mật độ từ khoá trong bài viết
Từ khoá cần SEO chiếm 2-3% tổng số từ trong bài. Thật ra, khi bạn viết bài, bạn không nên quá đặt nặng mật độ từ khoá trong bài viết, vậy nên 2-3% chỉ là về mặt lý thuyết.
Điều bạn cần là viết như thế nào để độc giả đọc xong và cảm thấy thích, nội dung hữu ích và chất lượng chuyên sâu.
Từ khoá cần được phân bổ đều từ trên xuống dưới. Tập trung vào sự tự nhiên của nội dung. Nếu bạn nhồi nhét nhiều quá, người đọc cảm thấy thông tin không hữu ích, Bounce Rate tăng thì Time on site vẫn giảm. Vậy thì bạn SEO Onpage cũng chưa ổn.
Cách kiểm tra mật độ từ khoá trong bài viết
Cách 1: Bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO để ước chừng mật độ từ khoá trong bài viết
Cách 2: Sử dụng tổ hợp Ctrl + F (Window) hoặc Command F (Mac OS) để kiểm tra sự phân bổ từ khoá.
Tốc độ tải trang của website
Tốc độ tải trang của website là điều mà bạn phải tối ưu hết mức có thể. Tuy nhiên, tốc độ tải trang của bạn nhanh nhưng bạn vẫn phải đảm bảo giao diện website của bạn được tốt.
Tránh trường hợp khi mà tốc độ tải trang của bạn nhanh lên cũng đồng nghĩa website của bạn bị nhẹ đi, làm cho website của bạn bị cắt bớt đi rất nhiều phần tử trên website của bạn, thì lúc này giao diện website của bạn sẽ bị vỡ.
Bạn chỉ cần nhanh vừa nhưng vẫn phải đảm bảo giao diện website của bạn được tối ưu tốt.
Một số công cụ kiểm tra tốc độ website như Google PageSpeed Insight, GTMetrix, Pingdom Tool…
Như Quỳnh ATPSOFWARE- Nguồn tổng hợp
Bình luận về chủ đề post